Hàm duy trì bị gãy là sự cố mà không ai mong muốn trong quá trình đeo khí cụ nha khoa này. Vậy nguyên nhân tại sao hàm duy trì bị gãy hỏng? Làm như thế nào để xử lý và khắc phục? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.
Nguyên nhân hàm duy trì bị gãy
Hàm duy trì là một phần quan trọng trong quá trình điều trị chỉnh nha, nhưng việc gãy hoặc hỏng hàm có thể xảy ra do một số nguyên nhân. Dưới đây là các nguyên nhân chính:
-
Việc đeo hàm không đúng cách hoặc vệ sinh sai cách có thể gây ra áp lực lớn lên hàm, dẫn đến gãy hoặc vỡ.
-
Không để hàm trong hộp đựng chuyên dụng và để chúng trong túi xách hay balo có thể khiến hàm bị va chạm với các vật khác, gây hỏng.
-
Để hàm duy trì trên ghế hoặc nơi dễ bị ngồi phải có thể làm hỏng cấu trúc của hàm.
-
Làm rơi hàm xuống đất có thể khiến nó bị biến dạng hoặc gãy vỡ nghiêm trọng.
Hàm duy trì bị gãy có gây ảnh hưởng gì không?
Hàm duy trì bị gãy có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm:
-
Hàm duy trì giúp giữ vị trí của răng sau khi chỉnh nha. Nếu bị gãy, răng có thể di chuyển về vị trí cũ, làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị.
-
Gãy hàm có thể tạo ra các cạnh sắc, gây tổn thương cho mô miệng hoặc làm bạn cảm thấy không thoải mái khi đeo.
-
Nếu bạn tiếp tục sử dụng hàm bị gãy, nó có thể dẫn đến hư hỏng nghiêm trọng hơn, khiến việc sửa chữa hoặc thay thế trở nên khó khăn và tốn kém.
-
Việc không có hàm duy trì hoặc hàm bị hỏng có thể khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp.
Làm gì khi hàm duy trì bị gãy?
Hàm duy trì bị gãy thường xảy ra với những loại hàm duy trì tháo lắp, đặc biệt là hàm duy trì tháo lắp trong suốt. Lúc này, bạn cần nhanh chóng đem hàm duy trì đến các cơ sở nha khoa để được nha sĩ khắc phục.
Tùy vào mức độ hư hỏng mà nha sĩ sẽ có cách xử lý. Nếu chỉ bị nứt mà không bị tách thì bạn có thể tiếp tục đeo. Nhưng nếu bị nứt và tách thì bạn buộc phải ngưng sử dụng và thay hàm duy trì mới. Thường thì hàm duy trì tháo lắp kim loại sẽ dễ chỉnh sửa hơn. Còn hàm duy trì tháo lắp trong suốt thì khả năng thay mới là rất cao.
Tuyệt đối không tự ý sửa chữa hàm duy trì, đặc biệt là dùng các loại keo dán không chuyên dụng. Việc này tiềm ẩn nhiều nguy hại bởi keo dán có thể chứa thành phần hóa chất có hại. Nếu đeo vào miệng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng nói riêng.
Chưa kể việc tự sửa chữa hàm duy trì còn khiến hàm bị sai lệch kích thước, kiểu dáng, không còn phù hợp với khung hàm và răng. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả chỉnh nha, khiến răng bị xô lệch trầm trọng.
Những điều cần chú ý để tránh làm hàm duy trì bị gãy
Để tránh sự cố hàm duy trì bị gãy, mất thời gian và chi phí sửa chữa, thay mới, bạn cần lưu ý:
- Đeo và vệ sinh hàm duy trì nhẹ nhàng, cẩn thận. Với hàm duy trì cố định thì tuyệt đối không tự ý tháo lắp nếu không có sự hỗ trợ của nha sĩ.
- Khi không đeo, nên bảo quản hàm duy trì trong hộp đựng chuyên dụng và cất ở nơi kín đáo để vừa tránh bụi bẩn, vừa tránh làm rơi rớt.
- Tuyệt đối không để hàm duy trì lung tung để tránh ngồi, dẫm lên hoặc bị mất vì không nhớ đã để ở đâu.
- Khi hàm duy trì bị gãy nhẹ, tuyệt đối không tự ý sửa chữa để tránh bị gãy nghiêm trọng. Thay vào đó, nên đem đến cơ sở nha khoa để được sửa chữa đúng cách.
Trên đây là các thông tin giúp bạn biết được nguyên nhân hàm duy trì bị gãy và làm sao để phòng tránh, khắc phục. Mọi thắc mắc về khí cụ nha khoa này, đừng quên liên hệ đến Vudentallab để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí.