Rất nhiều trường hợp sau khi đã tháo bỏ niềng răng, đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng gây ra mất thẩm mỹ và lo lắng cho nhiều người niềng răng. Bài viết này từ Vudentallab sẽ giúp bạn lý giải nguyên nhân và các cách xử lý khi gặp hiện tượng chạy răng khi đeo hàm duy trì.
Vì sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng?
Việc đeo hàm duy trì mà vẫn gặp tình trạng chạy răng là một vấn đề phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những lý do chính khiến răng có thể bị chạy dù bạn đã đeo hàm duy trì:
Hàm duy trì không tương thích
- Nếu hàm duy trì không vừa vặn với cấu trúc hàm tự nhiên, có thể gây lỏng lẻo, làm cho răng dễ di chuyển về vị trí cũ.
- Nếu hàm duy trì quá chật, nó có thể gây áp lực lên răng và mô nướu, dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm và không ổn định răng.
Đeo hàm duy trì sai cách
- Đối với hàm tháo lắp, việc tháo ra và lắp vào không đúng cách có thể khiến răng không được cố định đúng vị trí.
- Bạn cần đeo hàm duy trì từ 20-22 giờ mỗi ngày trong khoảng 5-6 tháng đầu, sau đó có thể giảm dần. Nếu không tuân thủ thời gian này, răng có thể dễ dàng xô lệch.
Không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Việc không đi tái khám có thể khiến bạn không nhận ra những vấn đề phát sinh kịp thời.
- Nha sĩ thường đưa ra hướng dẫn chi tiết về cách đeo và tháo hàm duy trì. Việc không làm theo có thể dẫn đến tình trạng răng không ổn định.
Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng xử lý thế nào?
Khi bạn gặp tình trạng răng chạy dù đã đeo hàm duy trì, việc đầu tiên và quan trọng nhất là đến gặp nha sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời. Dưới đây là một số phương pháp xử lý mà bác sĩ có thể áp dụng:
Thiết kế lại hàm duy trì mới
- Nếu hàm duy trì không vừa vặn với răng, có thể gây ra tình trạng răng chạy.
- Bác sĩ sẽ thiết kế lại một hàm duy trì mới sao cho phù hợp với cấu trúc hàm của bạn. Dù cần thời gian và chi phí, đây là phương pháp hiệu quả để cố định lại răng.
Chỉnh nha
- Nếu tình trạng răng chạy nhiều và có dấu hiệu sai lệch khớp cắn.
- Bạn có thể cần niềng răng thêm lần nữa để điều chỉnh lại vị trí của răng. Thời gian niềng phụ thuộc vào mức độ chạy răng, thường từ 3-6 tháng. Sau khi điều chỉnh xong, bạn sẽ tháo niềng và đeo hàm duy trì mới.
Lưu ý khi đeo hàm duy trì không bị chạy răng
Để hạn chế tình trạng chạy răng khi đeo hàm duy trì, bạn có thể áp dụng những lưu ý sau đây:
- Đeo hàm duy trì đúng theo thời gian chỉ định của nha sĩ. Không nên đeo quá nhiều hoặc quá ít, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự cố định của răng.
- Luôn tháo hàm duy trì ra khi ăn để tránh làm cong, méo, gãy hoặc giãn hàm, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cố định răng sau đó.
- Tránh ăn những thực phẩm quá thô, cứng hoặc dai trong thời gian đầu sau khi tháo niềng. Nên chọn các món mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, hoặc thực phẩm mềm để bảo vệ răng.
- Đảm bảo vệ sinh hàm duy trì sạch sẽ để tránh tích tụ vi khuẩn và thức ăn thừa. Điều này giúp ngăn ngừa sâu răng, mảng bám, ố vàng răng, hôi miệng và các vấn đề về nướu.
- Thường xuyên tái khám theo lịch hẹn của nha sĩ để phát hiện sớm các bất thường và điều chỉnh kịp thời nếu cần.
Hiện tượng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng không hiếm và có thể khắc phục được nhưng mà khá tốn thời gian và chi phí. Vì vậy, trong quá trình sử dụng hàm duy trì để có thể ổn định răng, bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất, hạn chế việc chạy răng sau khi tháo niềng.
Tham khảo: http://www.vudentallab.com/