Dây cung đóng một vai trò là một khí cụ cực kỳ quan trọng trong quá trình niềng răng có tác giúp cố định được các mắc cài. Chúng được sử dụng để kéo răng dịch chuyển vào một vị trí như mong muốn theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Các kỹ thuật bẻ dây cung các bác sĩ thường sử dụng khi niềng
Trong quá trình niềng răng, các bác sĩ nha khoa sử dụng nhiều kỹ thuật bẻ dây cung để kiểm soát và điều chỉnh vị trí của răng theo kế hoạch điều trị. Dưới đây là một số kỹ thuật bẻ dây cung phổ biến:
Kỹ thuật đi dây cung thẳng
Kỹ thuật này còn được gọi là kỹ thuật không bẻ dây, trong đó dây cung được đặt thẳng vào các rãnh mắc cài mà không cần phải bẻ cong. Kỹ thuật này có các đặc điểm sau:
Ưu điểm
Dễ dàng thực hiện, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân, dễ vệ sinh răng miệng.
Có khả năng kiểm soát cả hàm răng và mắc cài với một dây cung duy nhất.
Nhược điểm
Khó áp dụng với một số trường hợp phức tạp, nhất là với người trưởng thành.
Tốc độ dịch chuyển răng có thể chậm hơn do ma sát giữa mắc cài và dây cung.
Kỹ thuật bẻ dây cung phân đoạn
Kỹ thuật này đòi hỏi việc bẻ cong dây cung theo những phân đoạn cụ thể để điều chỉnh răng theo từng nhóm hoặc vị trí.
Bẻ móc di xa răng nanh
Phù hợp với trường hợp răng nanh khểnh ngoài cung răng hoặc khi cần kéo di xa răng nanh trước khi điều chỉnh đều răng toàn hàm.
Rút ngắn thời gian cố định răng, giảm tác động phụ lên các răng bên cạnh so với kỹ thuật dây thẳng.
Kỹ thuật bẻ dây Loop (đóng khoảng)
Dây cung được bẻ thành các vòng loop để chia cung răng thành ba nhóm, giúp kiểm soát tốt hơn sự di chuyển của chân răng.
Kiểm soát di chuyển răng tốt hơn, đặc biệt trong giai đoạn đóng khoảng.
Bẻ dây Meaw – Geaw
Dây cung được bẻ thành từng loop để kiểm soát mặt phẳng nhai và điều chỉnh độ nghiêng, lún, trồi của răng.
Ưu điểm
Lực bẻ dễ kiểm soát và ít tác dụng phụ hơn so với dây thẳng.
Dễ dự đoán cơ chế di chuyển của răng, đo lường lực và momen chính xác.
Có thể kéo đóng khoảng ngay từ đầu mà không cần đợi các răng đều.
Thích hợp cho các trường hợp khó mà kỹ thuật dây thẳng không xử lý được.
Những trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định bẻ dây cung khi niềng
Bẻ dây cung khi niềng răng là một kỹ thuật chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt, nơi việc điều chỉnh lực tác động lên răng cần được thực hiện một cách cẩn thận và chính xác hơn. Các trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định bẻ dây cung khi niềng răng bao gồm:
Người trưởng thành
Ở người trưởng thành, chân răng và răng đã phát triển đầy đủ và cứng cáp. Việc bẻ dây cung giúp tác động lực mạnh hơn để di chuyển răng một cách hiệu quả, đặc biệt là trong những trường hợp điều chỉnh phức tạp.
Răng nanh khểnh ngoài cung răng
Khi răng nanh mọc lệch, nằm ngoài cung răng chính, việc bẻ dây cung là cần thiết để tác động lực kéo di xa răng nanh, đưa răng về đúng vị trí trong cung răng. Điều này giúp điều chỉnh sự thẳng hàng của các răng và cải thiện thẩm mỹ của hàm răng.
Người bị lệch mặt, cắn hở, cắn ngược
Những trường hợp lệch mặt, cắn hở (không khép kín được hàm răng) hoặc cắn ngược (răng hàm dưới chèn lên răng hàm trên) yêu cầu sự điều chỉnh phức tạp về cả vị trí và hướng di chuyển của răng. Bẻ dây cung giúp kiểm soát tốt hơn quá trình di chuyển răng, tạo điều kiện để điều chỉnh các khớp cắn một cách chính xác.
Như vậy, bài vết trên đã chia sẻ được một số thông tin và hy vọng giúp cho các bạn phần nào hiểu được những kỹ thuật bẻ dây cung khi niềng răng mà các bác sĩ hay sử dụng. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ với Vudentallab để được tư vấn cụ thể nhé